Cách bật đèn pha ô tô cho người mới lái xe
Cách bật đèn pha cốt ô tô và sử dụng sao cho đúng là câu hỏi của rất nhiều các bác tài mới sử dụng ô tô. Thực tế đèn chiếu sáng cho ô tô là một phần cực kỳ quan trọng để đảm bảo an toàn khi di chuyển vào ban đêm, tuy nhiên có nhiều người sử dụng chưa đúng hoặc cố tình sử dụng sai mục đích gây nguy hiểm cho chính bản thân và người đi ngược chiều. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách bật đèn pha cốt ô tô, cách sử dụng hợp lý và đúng cách nhất.
Tác dụng của các loại đèn ô tô
Đèn chiếu sáng trên ô tô được phân làm 3 loại với các mục đích sử dụng khác nhau:
(i) Đèn pha ô tô: Được đặt trong “mắt” trên đầu xe, giúp chiếu xa với cường độ ánh sáng lớn để
giúp lái xe bao quát đường, nhìn thấy những vật chướng ngại từ xa ngay cả khi đi ở tốc độ cao. Đèn pha ô tô cần độ nháy sáng nhanh vì vậy các nhà sản xuất hiện đại thường ưu tiên sử dụng bóng led để có cường độ ánh sáng lớn và chiếu sáng nhanh.
(ii) Đèn cốt ô tô: Được dùng để chiếu gần giúp lái xe soi rõ và tránh được các ổ gà và các chướng
ngại vật ở phạm vi gần. Yêu cầu đèn cốt ô tô phải có cường độ chiếu sáng và độ bám đường tốt, vì thế ở các xe đời mới thường sử dụng bóng đèn xenon với cường độ ánh sáng lớn, kết hợp với bi cầu giúp chụm ánh sáng và bám đường hơn.
(iii) Đèn sương mù: Có ánh sáng vàng đặt dưới đèn gầm của xe giúp phá sương mù hiệu quả. Đèn sương mù thường được sử dụng là các loại đèn vàng thiết kế chuyên biệt, hoặc nếu bạn muốn
cường độ chiếu sáng mạnh hơn thì dùng đèn bi xenon gầm với đèn xenon ánh sáng 3000k chuyên dụng để phá sương mù.
Cách bật đèn pha cốt ô tô
Tùy từng dòng xe sẽ có thiết kế vị trí bật tắt đèn khác nhau đôi chút, bạn nên xem qua sách hướng dẫn sử dụng để chính xác hơn. Tuy nhiên ở đa số các dòng xe thông dụng được thiết kế nút vặn bật tắt đèn ở bên trái của vô lăng.
Khi bật chế độ đèn pha trên mặt đồng hồ sẽ hiển thị biểu tượng đèn sáng xanh để báo hiệu cho người sử dụng. Đèn báo này được hiển thị theo hình ảnh chiếc đèn pha và ba vạch ngang thể hiện tình trạng đèn pha cốt.
Khi đi trong thành phố, khu đông dân cư nên sử dụng đèn cốt chiếu gần để nhìn thấy rõ nét những vật thể phía trước. Việc chuyển đổi chế độ đèn pha cốt là vô cùng quan trọng vừa cải thiện độ sáng vừa không gây ảnh hưởng đến người xung quanh khi lưu thông.
Cách điều chỉnh đèn pha ô tô
Bên trong các đèn pha ô tô thường có một chốt nhỏ giúp bạn có thể điều chỉnh độ cao thấp của đèn pha ô tô, khi lắp đặt bạn nên căn chỉnh để đạt tầm cao vừa phải không thấp quá và không cao quá để soi đường được chuẩn nhất.
Về chế độ bật đèn pha cốt, nếu bạn đi trên những đoạn đường cao tốc, đường ngoài thành phố,
đường 2 chiều có dải phân cách thì bạn nên dùng đèn pha để có thể nhìn bao quát được tốt
hơn. Vì đèn có chức năng chiếu xa nên khi chiếu đi ngược chiều ở trong thành phố sẽ gây chói
mắt, hạn chế tầm nhìn của người đi ngược chiều.
Tuy nhiên nếu bạn đi đường mà có hai làn ngược chiều thì bạn nên chú ý điều chỉnh đèn pha để
không làm ảnh hưởng tầm nhìn của đối phương và cũng như là một báo hiệu cho người đối diện biết bạn.
Điều chỉnh đèn khi đi trong nội thành thì hãy dùng đèn cốt vì ở trong nội thành đông dân cư xe
cộ đi lại và đã có đèn đường chiếu sáng nên khả năng nhìn không bị ảnh hưởng. Còn nếu bạn dùng đèn pha thì sẽ rất khó quan sát khi hai xe đi ngược chiều cùng chiếu đèn pha vào nhau.
Một chú ý nhỏ về việc điều chỉnh đèn ô tô đó là bạn không nên dùng đèn pha khi đi tới
đoạn cua, bởi lúc này xe đối diện của bạn cũng sẽ có khả năng quên tắt đèn pha khi mà hai xe giao nhau chỉnh vì thế làm lóa mắt người lái không thể tránh đường được.
Quy định về sử dụng đèn ô tô
Một trong những điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới là phải có đủ đèn chiếu xa (đèn
pha), chiếu gần (đèn cốt), đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu. Theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thì lỗi không bật đèn chiếu sáng khi tham gia giao thông lúc trời tối đối với ô tô sẽ bị xử phạt từ 600.000 – 800.000đ
Người sử dụng xe ô tô sẽ bị xử phạt nếu dùng đèn pha trong đường thành phố, khu đông dân
cư, trừ các xe ô tô được quyền ưu tiên khi đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật
Giao thông đường bộ. Mức xử phạt lỗi bật đèn pha khi đang lưu thông trong đường thành phố là
từ 600.000 đến 800.000 nghìn Đồng.
Cách sử dụng đèn pha ô tô đúng cách
Để sử dụng đèn pha ô tô đúng cách, đảm bảo an toàn và đúng luật khi tham gia giao thông bạn cần lưu ý nột số điểm sau:
– Với những chiếc xe không có công tắc tắt đèn pha, khi di chuyển vào ban ngày bạn nên chuyển
sang chế độ đèn cốt hoặc có thể chuyển sang chế độ đèn sương mù để ắc quy có thể được xạc tốt hơn.
– Khi di chuyển vào ban đêm trên đường cao tốc bạn có thể sử dụng đèn pha bình thường, nhưng khi gặp xe ngược chiều bạn nên giảm tốc độ và chuyển sang đèn cốt cho tới khi xe đi ngược chiều đã đi qua.
Khi sang đường hoặc cần vượt hay nhắc nhở xe khác hạ đèn pha thì mới nên sử dụng đèn pha theo kiểu tắt mở. Đối với ô tô thì đèn pha đôi khi có tác dụng tốt hơn là còi xe, do ô tô khi di chuyển thường đóng kín cửa và khó nghe được âm thanh của còi. Trong khi với vài tia sáng lọt vào gương chiếu hậu, người lái xe dễ dàng nhận biết ra xe ở phía sau.
– Khi thấy xe đi ngược chiều nháy đèn pha, nên kiểm tra đèn pha trên xe mình có đang để chế độ đèn pha hay không. Điều này là hết sức cần thiết bởi người đi ngược chiều có thể bị đèn pha xe bạn làm lóa mắt dẫn tới mất lái và gây tai nạn giao thông.
– Không nên lắp các loại đèn pha sai công suất, và không đúng chuẩn với chóa đèn của xe. Với các đèn có pha cos chung không nên sử dụng bóng Led vì bóng led cho ánh sáng không thật mắt cho người lái xe.
– Thường xuyên bảo dưỡng chóa đèn pha, căn chỉnh đúng luồng sáng của pha cốt và thay thế đèn pha sau một thời gian sử dụng để đảm bảo được độ chiếu sáng tốt nhất đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Hi vọng với những điểm lưu ý trên đây có thể giúp bạn có những kiến thức cơ bản về cách bật đèn pha ô tô đúng cách và hiệu quả nhất, đảm bảo sự an toàn khi tham gia giao thông.