Cách tự làm chăm sóc, bảo dưỡng định kỳ xe ô tô cũ tại nhà

Cách tự làm chăm sóc, bảo dưỡng định kỳ xe ô tô cũ tại nhà

Có thể bạn chưa biết rằng mỗi chiếc xe được cấu thành bởi ít nhất 30.000 bộ phận đây là con số có thể khiến bạn hoang man mỗi khi tự bảo dưỡng chăm sóc xe ô tô cũ tại nhà. Và b bảo dưỡng định kỳ xe ô tô là điều quan trọng không kém để duy trì xe trong tình trạng sáng bóng, hoạt động tốt là cách tốt nhất để đảm bảo độ an toàn của xe sau nhiều năm sử dụng vì xe sẽ tránh khỏi hao mòn về máy móc.

Nếu đảm bảo được điều này sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí bảo dưỡng chưa kể một ngày nào đó bạn có ý định bán lại để đời xe cao hơn thì chắc chắn sẽ được giá tốt hơn hoặc không thì bạn cũng có được 1 xế cưng dù cũ nhưng luôn đảm bảo máy móc hoạt động tốt, trang bị luôn mới,… tạo cảm giác phấn khích mỗi cho mỗi chuyến đi.

Không nhất thiết là phải thực hiện việc bảo dưỡng định kỳ xe ô tô theo khuyến cáo của nhà sản xuất là tốt nhất, theo chuyên gia kỹ thuật xe ô tô cũ VN mỗi bộ phận đều có tuổi thọ và thời gian sử dụng khác nhau, vì vậy người dùng nên chủ động thường xuyên kiểm tra để đảm bảo an toàn khi vận hành xe ô tô cũng phần nào đó tránh hư hỏng phát sinh ngoài ý muốn.

Trên thực tế sau khi khảo sát qua hàng loạt xe ô tô vận hành trong điều kiện đường sa, khí hậu tại VN các bộ phận nêu trên rất dễ hư hỏng, hao mòn vì vậy chủ xe nên thường xuyên kiểm tra để tiến hành chăm sóc, bảo dưỡng định kỳ xe ô tô tại nhà sau đây:

Khi bảo dưỡng định kỳ, điều đầu tiên nên làm đó là kiểm tra dầu

Chủ xe nên biết 1 điều rằng việc thay đổi dầu thường xuyên sẽ giúp động cơ luôn sạch và làm việc hiệu quả hơn. Thay dầu có độ nhớt động học cao sẽ giúp tăng khả năng làm kín và kéo dài tuổi họ hơn đối với xe có tuổi thọ lớn hay còn gọi là người bạn già của chúng ta. Nếu ví nhớt như “máu” trong cơ thể chúng ta thì đó không phải là nói quá vì muốn xe của bạn vận hành không gây tiếng ồn và trơn tru thì nhớt chính là nguồn năng lượng đáp ứng. Đối với xe ô tô mới có thể bạn chỉ cần đáp ứng việc thay dầu định kỳ theo khuyến cáo nhà sản xuất nhưng với chiếc xe ô tô cũ đã đi được quãng đường lớn, thời gian thay dầu định kỳ cũng trở nên khác biệt hơn cụ thể là 4000km hoặc 4 tháng định kỳ là lúc bạn nên thay dầu định kỳ với thời gian ngắn nhất.

Cách tự làm chăm sóc, bảo dưỡng định kỳ xe ô tô cũ tại nhà

Lưu ý: Trước khi tiến hành thay dầu bạn cần khởi động xe và chạy trong vài phút giúp làm ấm rồi tắt máy, sau đó dùng que thăm dầu để kiểm tra mực dầu để biết được nên châm thêm nếu mực dầu thấp hoặc có thể thay mới.

Kiểm tra lốp

Dù bạn muốn hay không thì theo khuyến cáo của nhà sản xuất lẫn chuyên gia cho biết lốp xe ô tô khi đã đi được khoảng 40.000km đến 50.000km sẽ có những thay đổi về mặt kỹ thuật. Để đảm bảo độ an toàn tốt nhất nên thay lốp nếu đã chạm mốc trong giai đoạn này, trường hợp phát hiện lốp bị rạn nứt ngay cả chưa khi mòn tới giới hạn nêu trên chủ xe nên tính đến phương án thay thế vì sự an toàn cho mỗi chuyến đi sắp tới.

 

Hãy kiểm tra lốp thường xuyên nhất là đo áp suất và bơm áp suất đúng như quy định của nhà sản xuất. Bởi lốp xe đóng vai trò rất quan trọng, bộ phận này tiếp xúc trực tiếp với mặt đường và dễ bị ăn mòn sau một thời gian sử dụng nhất định. Khi lốp không đủ căng tệ nhất là gãy nứt hoặc nhẹ hơn là bị mòn ngoài việc tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn, xe di chuyển ì ạch mà còn có thể gây nguy hiểm đến tình mạng những người ngồi trên xe.

Chưa kể đường sá giao thông tại VN với nhiều đoạn có mặt đường xấu áp suất không đảm bảo sẽ bị bị mòn nhanh hơn và ngoài ra còn có sự cố cán đinh cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ của lốp.

Cách tự làm chăm sóc, bảo dưỡng định kỳ xe ô tô cũ tại nhà

Việc kiểm tra lốp xe ô tô sẽ tiện hơn nhiều đối với một số xe đời mới có trang bị hệ thống báo áp suất lốp và thông tin lốp xe luôn hiển thị trên bảng đồng hồ trung tâm. Ngược lại người lái nên trang bị dụng cụ đo áp suất lốp nếu xe không có hệ thống này và thường xuyên theo dõi thông số áp suất tiêu chuẩn của nó từng lốp thường được dán trên thành cửa trước phía người lái.

Cửa, kính chắn gió, cần gạt nước

Hãy kiểm tra định kỳ tất cả các hệ thống cửa, kính tiến hành thay thế các bộ phận bị hư hỏng càng sớm càng tốt ví dụ như phát hiện các vết nứt trên kính. Chỉ 1 lỗ hổng hoặc vết nứt trên kính chắn gió cũng gây nguy hiểm cho những người ngồi trên xe. Kính chắn gió đảm bảo luôn sạch sẽ bằng các dung dịch tẩy rửa thông thường sẽ có tác dụng tốt cho việc vệ sinh. Riêng cần gạt nước, tầm nhìn được đảm bảo tốt hay không phụ thuộc vào bộ phận nhỏ này, vai trò của nó rất quan trọng trong việc làm sạch kính lái, sau khi sử dụng 1 năm đến 1 năm rưỡi nên thay 1 lần và tốt nhất là trước mùa mưa.

 

Trong quá trình sử dụng nếu phát hiện cần gạt rung mạnh hoặc phát ra tiếng kêu hay gạt không sạch tài xế nên kiểm tra lười cao su và thay thế mới bộ phận này. Rất dễ xảy ra điều này vì với thời tiết nóng ẩm tại VN bề mặt cao su của lưỡi gạt nước dễ bị bào mòn, biến dạng hay các chốt nối cần gạt rất dễ bị gỉ sét. Bên cạnh đó lò xo trên cần gạt, các chốt nối cũng cần được chủ xe lưu tâm đến. Việc thay thế các bộ phận này chỉ cần quan sát vị trí cái cũ người dùng có thể tự tiến hành mà không cần đưa xe đến tiệm sửa chữa.

 

Nội thất

Chú ý nhất trong nội thất là dây an toàn đảm bảo luôn sạch sẽ thứ nhất không làm mất thẩm mỹ bên trong nội thất xe, thứ hai việc thường xuyên kiểm tra sẽ đảm bảo độ chắc chắn. Nếu dây bị vấy bẩn, hao mòn không thể tiếp tục sử dụng tốt nhất là thay thế vì không còn cách nào để sửa chữa bộ phận này, còn nếu chỉ bị bẩn thì chỉ việc vệ sinh (lưu ý nên sử dụng chất tẩy rửa thông thường cho xe tránh sử dụng chất quá mạnh làm mài mòn dây đeo).

Cách tự làm chăm sóc, bảo dưỡng định kỳ xe ô tô cũ tại nhà

Tiếp đến công việc tương đối đơn giản là chăm sóc khoang nội thất bằng cách hút bụi và làm sạch. Hiệu quả hay không còn phụ thuộc chính vào chủ nhân của chiếc xe nếu người tỉ mĩ sẽ biết cách chọn dụng cụ và hóa chất chuyên dụng cho xe ô tô tránh làm hư hỏng các bộ phận bên trong nội thất xe. Với việc sử dụng xe ô tô cũ nên đề cao việc này vì trãi qua thời gian sử dụng khá dài tốt nhất đừng đụng chạm quá tay tránh hư hỏng ngoài ý muốn.

 

Đi kèm với việc vệ sinh sạch sẽ nội thất bạn nên tiến hành khử mùi cho không gian bên trong ô tô luôn trong lành, mang lại cảm giác dễ chịu xuyên suốt hành trình. Tuy vào từng trường hợp dẫn đến mùi hôi khác nhau bạn nên tham khảo “12 Cách khử mùi hôi trong xe ô tô” ứng với mỗi mùi hôi có 1 cách khử khác nhau nhé.

Hệ thống đèn chiếu sáng

Trước mỗi chuyến đi tài xế nên dành ra một chút thời gian để kiểm tra hoạt động của hệ thống đèn chiếu sáng bao gồm đèn pha trước, đèn phanh, đèn hậu và các loại đèn tín hiệu khác,… Bằng cách bật các chế độ pha, cốt hoặc đạp phanh và nhờ người hỗ trợ quan sát để kiểm tra hoạt động của hệ thống đèn phanh.

 

Tất cả đều cần phải được thử nghiệm độ chiếu xa, độ sáng đặc biệt là đèn pha bởi sẽ gây mất tập trung nếu đèn chiếu bị lệch, cháy bóng đèn hay đèn mờ luôn khiến người lái gặp khó khăn thậm chí nguy hại đến quá trình điểu khiển vào ban đêm.

Chu kỳ thay bóng đèn ở mức cẩn thận nhất là 2 năm 1 lần để đảm bảo an toàn cho mỗi chuyến đi, lưu ý khi thay bóng đèn không cẩn thận hoặc sai xót có thể làm hoạt động không chính xác, tệ hơn là chập mạch dẫn đến những tình huống nguy hiểm. Tốt nhất nên tháo gỡ cẩn thận và kiểm tra kỹ càng sau khi lắp vào, còn nếu không tự tin thì bạn nên đưa xe ra gara.

Cách tự làm chăm sóc, bảo dưỡng định kỳ xe ô tô cũ tại nhà

Cuối cùng là đèn xi nhan, thống kế các vụ tai nạn do đèn xi nhan không hề nhỏ vì thế nếu phát hiện đèn có dấu hiệu hư hỏng cần phải kịp thời sửa chữa. Hư hỏng phụ thuộc vào trạng thái nháy với 1 tần số nhất định ví dụ như nháy quá chậm so hoặc quá nhanh so với bình thường.

Nước làm mát động cơ

Nước làm mát động cơ đóng vai trò là cầu nối trung chuyển nhiệt lượng từ động cơ ra két làm mát điều đó có nghĩa 1 chiếc xe ô tô không thể hoạt động bền bỉ và ổn định nếu thiếu nước làm mát này. Một cách dễ hiểu nếu thiếu nước làm mát sẽ khiến các chi tiết kim loại bên trong động cơ giãn nở vì khi xe hoạt động thì nhiệt lượng do động cơ sinh ra rất lớn bắt buộc phải có nước làm mát để tác động đến phản ứng này.

 

Để tránh thay đổi các thành phần hóa học trong nước làm mát động cơ, bạn nên sục két nước và tiến hành châm thêm nước làm mát ít nhất 2 năm 1 lần hoặc thay mới nước này sau 40.000km (Tùy thuộc vào mức độ sử dụng xe của mỗi người). Việc kiểm tra hết sức đơn giản, hãy mở nắp khoang động cơ khi động cơ đang nguội và kiểm tra mực nước làm mát đảm bảo mực nước làm mát trong bình nước phụ thuộc nằm ở giữa vị trí “Min” và “Max”. Trường hợp bạn phải mở nắp két nước và nắp bình nước phụ để châm thêm nước nếu mực nước làm mát thấp hơn mức “Min”.

 

Một mẹo nhỏ để phát hiện xe bị rò rỉ nước làm mát chình là quan sát lúc xe khi đỗ được một lúc nhưng lại có vũng nước nhỏ dưới xe, nếu xảy ra tình trạng này bạn cần đưa xe đến trung tầm để kiểm tra và sửa chữa.

Một lưu ý là bạn tuyệt đối không được mở nắp két nước làm mát với bất cứ lý do gì khi động cơ hoạt động, động cơ đang nóng hay xe mới di chuyển một quảng đường. Mở nắp két nước làm mát trong lúc này sẽ làm bạn bị bỏng nghiêm trọng. Nguyên nhân của hiện tượng này là bởi nhiệt độ động cơ trong quá trình làm việc đã tản vào nước làm mát, khiến nước nóng lên rất nhiều, tạo áp lực lên nắp két nước. Do đó, nếu mở luôn lúc này, lượng nước sẽ có kẽ hở thoát ra, phun thành dòng.

Khi bảo dưỡng định kỳ cần chú ý vệ sinh buồng đốt

Điểm nhận biết buồng đốt cần được vệ sinh chính là trên đỉnh piston, xupap sẽ tích tụ, bám các muội than, nguyên nhân là do động cơ làm việc lâu ngày. Hậu quả nếu không vệ sinh là gây hỗn loạn trong buồng đốt và gia tăng tỉ số nén hay gây áp ảnh hưởng đến động cơ. Lời khuyên là chủ xe đã chăm sóc, bảo dưỡng định kỳ xe ô tô xe thì tốt nhất nên dành ra ít thời gian để kiểm tra buồng đốt nếu phát hiện các muội thanh bám này nên vệ sinh loại bỏ đặc biệt với xe trải qua một thời gian dài sử dụng.

Share this post


Call Now Button