Khi nào nên thay má phanh?

Khi nào nên thay má phanh?

Má phanh đĩa mòn theo thời gian, vậy khi nào thì nên thay má phanh để luôn đảm bảo an toàn?

 

Khi nào nên thay má phanh?

Hệ thống phanh có hai loại phổ biến nhất là phanh tang trống và phanh đĩa. Hiện nay, phanh đĩa được áp dụng ngày càng nhiều nên ở đây chỉ đề cập đến phanh đĩa.
Tùy công nghệ của mỗi hãng, cũng như tính chất của từng dòng xe, má phanh có thể được làm từ nhiều loại chất liệu tổng hợp khác nhau. Đây là một dạng composite gồm nhiều thành phần như aramid, polyacrylonitrile, bột kim loại, gốm… với yêu cầu là tạo ma sát cao, chịu được nhiệt độ lớn (lên đến hơn 7000C, thậm chí có lúc gần 1.0000C), không bị ảnh hưởng bởi nước, chống ẩm, ít mòn… Trên ô tô thì má phanh là một trong những chi tiết có điều kiện hoạt động khắc nghiệt nhất.

Khi nào nên thay má phanh?

Tốc độ mòn của má phanh tùy thuộc vào cách lái xe của mỗi người, phụ thuộc vào loại chất liệu và công nghệ, có loại mòn chậm có loại mòn nhanh, nhưng đây là một chi tiết có tuổi thọ giới hạn và cần thay thế định kỳ, thông thường vào khoảng hơn 50.000km đối với má phanh trước, thậm chí lên đến gần 100.000km. Tuy nhiên, thời điểm thay má phanh thường không căn cứ vào số km đã đi, mà nhiều người vẫn căn cứ vào độ mòn của má phanh trên từng xe cụ thể.

Quan sát má phanh có thể dễ dàng nhận ra được đâu là lúc cần phải thay má phanh nhờ một số kiểu chỉ báo trên má phanh như hình dưới. Các loại má phanh với bố phanh dán vào tấm kim loại có thể có rãnh chỉ báo, khi má phanh mòn đến gần cạn rãnh thì đó là thời điểm cần thay má phanh, hoặc không có rãnh, nhưng độ dày của bố phanh còn dưới 3mm thì cũng là thời điểm cần phải thay. Với các loại má phanh và bố phanh đóng vào tấm kim loại nhờ ri-vê thì độ dày tính từ mặt bố đến đểnh ri-vê không nên thấp hơn 1,5mm.

Khi nào nên thay má phanh?

Ngoài các kiểu chỉ báo này, trên một số loại má phanh còn có thể có một lá kim loại có nhiệm vụ chỉ báo mức độ mòn của bố phanh. Lá kim loại này thường được bắt vào thân má phanh và hướng vào đĩa phanh. Khi bố phanh mòn tới hạn phải thay thế, lá kim loại này có thể cạ vào đĩa phanh gây ra những tiếng kêu cảnh báo cho người dùng.

Khi nào nên thay má phanh?

Trên một số dòng xe cao cấp khác, cảnh báo mòn má phanh có thể hiện đại hơn khi sử dụng một cực điện đặt bên trong bố phanh. Khi bố phanh mòn nhiều làm lộ và khiến cực điện này chạm vào đĩa phanh, hình thành một mạch điện, kích hoạt đèn cảnh báo phanh trên bảng đồng hồ

Khi nào nên thay má phanh?

Khi nào nên thay má phanh?

Việc má phanh mòn quá nhiều có thể làm giảm áp suất phanh, giảm hiệu năng phanh gây nguy hiểm khi vận hành hoặc làm hỏng đĩa phanh. Chính vì vậy, ghi nhận những hiện tượng khác thường ở hệ thống phanh để bảo dưỡng, thay thế kịp thời là một việc quan trọng. Bên cạnh việc quan sát và lắng nghe hệ thống phanh, nếu bàn đạp quá sâu, đèn báo phanh sáng vì các lý do khác hoặc xe có dấu hiệu chệch hướng khi phanh gấp với vô-lăng ở vị trí trung tâm… cũng là những dấu hiệu cho thấy hệ thống phanh cần phải được kiểm tra gấp.

Share this post


Call Now Button