6 bước xử lý ắc quy ô tô hết điện cho xế mới
Nhiều người không biết nhiều về xe ô tô, đặc biệt là các tài xế mới nên thường loay hoay vì không biết xử lý thế nào khi ắc quy hết điện. Bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ bạn đọc phương pháp xử lý tình huống khi ắc quy ô tô hết điện mà không cần gọi cứu hộ.
Đa số với những tài xế mới thường lựa chọn mua những chiếc xe cũ để hạn chế những thiệt hại về rủi ro không thể tránh khỏi lúc mới sử dụng xe ô tô. Tuy nhiên, khi mua xe nhiều người lại không lựa chọn kỹ, mua phải những chiếc xe đã xuống cấp khá nhiều, đặc biệt là ắc quy trong khi kinh nghiệm sử dụng xe ô tô
còn hạn chế. Đây chính là lý do khiến bạn đọc cần thuộc lòng những bước xử lý khi ắc quy hết điện sau đây:
Nhờ sự hỗ trợ của một xe khác
Nếu chẳng may bị hết ắc quy chết máy giữa đường, bạn có thể nhờ sự trợ giúp từ những chiếc xe khác khi họ chạy qua. Hãy ra hiệu cho họ biết bạn đang cần sự giúp đỡ từ họ và câu điện từ xe của họ sang để nạp điện cho ắc quy xe của mình.
Vệ sinh khoang động cơ và các đầu cực ắc quy
Trước khi tiến hành câu điện từ ắc quy của xe khác sang, bạn cần tiến hành vệ sinh, lau chùi khoang động cơ và 2 đầu cực âm và dương của ắc quy để đảm bảo khả năng dẫn điện được hoạt động trong điều kiện tốt nhất. Ngoài ra, bác tài cũng cần phải kiểm tra cả các đường dẫn xăng dầu có bị rò rỉ chỗ nào hay không để tránh trường hợp cháy nổ khi các đầu kẹp va chạm vào nhau.
Tắt hết các thiết bị điện trên xe
Việc tắt hết các thiết bị điện trên xe để ắc quy có thể lên được và kích hoạt, như vậy thì xe ô tô của bạn mới có thể nổ được. Trong trường hợp ắc quy đã hết điện, điều cần nhớ là càng tiết kiệm điện càng tốt.
Dùng dây câu điện từ bình ắc quy khác
Trong quá trình câu điện, người thao tác cần hết sức lưu ý không được để các đầu kẹp hai cực chạm vào nhau hoặc chạm vào thân xe. Như vậy có thể dẫn tới cháy nổ bình ắc quy. Sau đó dùng đầu kẹp màu đỏ nối với cực dương của bình ắc quy hết điện, cực dương sẽ có ký hiệu dấu (+) trên bình ắc quy. Đầu kẹp còn lại sẽ kết nối với cực dương (+) từ bình ắc quy của xe cứu hộ để kích điện.
Đối với dây câu bình còn lại có màu đen sẽ nối với cực âm, có ký hiệu là dấu (-) trên ắc quy xe cứu hộ với bộ phận kim loại không sơn trên xe bị hết điện ắc quy.
Khởi động xe
Sau khi đã hoàn tất các bước chuẩn bị nối dây câu bình, chiếc xe cứu hộ cần được nổ máy để sạc điện cho ắc quy của cả hai xe. Tốt nhất là nên chạy không tải khoảng 3-5 phút để sạc điện được nhanh hơn. Sau thời gian sạc này, lái xe nên nổ máy xe bị hết điện cần cứu trợ trước xem đã nổ máy được hay chưa. Nếu xe vẫn chưa nổ máy thì có thể để sạc tiếp, sau vài phút lại thử lại. Cứ như vậy cho đến khi nào xe của bạn có thể khởi động được.
Tháo dây câu bình
Công tác tháo dây câu bình sẽ thực hiện khi xe bị hết điện ắc quy thực sự đã khởi động được. Trong quá trình tháo cũng phải cẩn thận như lúc nối dây câu bình không được để hai đầu dây chạm vào nhau. Sau khi tháo xong vẫn để xe chạy động cơ thêm khoảng 10-15 phút nhưng không bật các thiết bị phụ tùng ô tô điện trên xe để đảm bảo đủ điện vào ắc quy.
Tóm lại, chỉ với 6 bước thực hiện đơn giản, là một trong những kinh nghiệm sửa chữa xe ô tô
rất quan trọng cho các bác tài xế sẽ giúp bạn xử lý được trường hợp xe bị hết ắc quy trên đường mà vẫn không cần gọi cứu hộ mà bạn đọc cần phải nhớ.