Điểm mù trên xe ô tô và những nguy hiểm chết người
Với người tham gia giao thông, khi cầm vô lăng ngoài đời thực, không ít lần bạn phải giật mình khi bỗng dưng có chiếc xe máy hay ô tô nào đó tự dưng ở đâu thò ra cái vèo, và lúc đó bạn nhận thấy một điều rõ ràng hơn là khi cầm lái ô tô góc nhìn sẽ rất khác khi bạn chạy xe máy, và phạm vi quan sát của ô tô có nhiều hạn chế hơn xe máy, hay xe đạp rất nhiều.
Khi đi xe 2 bánh, xe máy cũng gần như đi bộ, bạn có thể quan sát được khá thuận tiện phía trước và 1 phần hai bên hông. Phần phía sau thì có thể nhìn gương chiếu hậu (với xe máy), hoặc ngoái đầu sang nhòm (với xe đạp di chuyển tốc độ chậm). Thêm vào đó, khi đi xe máy, tiếng động cơ xung quanh cũng gây ra sự chú ý nhất định, ví như bạn nghe tiếng động cơ nổ bạch bạch bên cạnh thì chẳng nhìn cũng đã biết có ông xế nổ đến gần rồi (xe đạp điện gần đây lại là một ngoại lệ khá nguy hiểm). Thành ra, cảm giác về không gian và chướng ngại vật xung quanh khá dễ dàng hơn với người đi xe 2 bánh gắn máy..
Nhưng với xe hơi thì khác. Ngồi trong xe kéo kính lên là có thể được cách âm khá tốt, cảm giác về tiếng ồn xung quanh giảm đáng kể, nhất là với xe xịn. Kính màu tối nên cũng giảm khả năng quan sát ít nhiều. Thế nên, tài xế nhận biết các phương tiện cơ giới đi gần cũng không được nhạy bén bằng khi đi 2 bánh.
Thêm vào đó, ngồi trên ô tô tưởng dễ quan sát nhưng thực tế thì ngược lại. Có nhiều góc nhìn bị chắn do xe có kết cấu hình hộp và một số góc nhìn bị che khuất bởi cột góc của xe, hay khoảng trống bỏ sót giữa các gương chiếu hậu. Và những chỗ không quan sát được đó tạo nên điểm mù khi lái xe. Đó cũng nguyên nhân chính của những gì chúng ta ta không quan sát được khi lái ô tô.
Điểm mù trên xe ô tô là gì?
Điểm mù trên ô tô được hiểu là khoảng không gian mà người lái xe không thể quan sát được hay nhìn ra bên ngoài thông qua gương chiếu hậu lẫn trực tiếp khi điều khiển phương tiện lưu thông trên đường. Các điểm mù thường gặp là giới hạn trông thấy qua gương chiếu hậu, điểm mù phía trước xe và điểm mù sau xe, sự nguy hiểm thể hiện đặc biệt khi người lái điều khiển xe rẽ ở các ngã tư, chuyển làn hoặc đậu xe vào bãi.
Khi đó, điểm mù khiến người điều khiển không thể nhìn thấy được những chiếc xe đang chạy cùng làn/khác làn từ phía sau, những chiếc xe đang chạy cắt qua giao lộ,… khiến việc rẽ hoặc chuyển làn trở nên cực kỳ nguy hiểm do người lái không thể chủ động quan sát để xử lý tình huống. Đây là 1 trong những yếu tố rất khó khắc phục với lái xe, việc triệt tiêu điểm mù là kỹ năng cần thiết của mọi lái xe bởi đó là một trong những yếu tố hết sức nguy hiểm có thể dẫn đến va quệt hoặc thậm chí là tai nạn giao thông nghiêm, trọng. Đối với các xe có kích thước càng lớn thì điểm mù cũng tăng theo tỷ lệ thuận.
Nói một cách khác đó là vùng không gian bên ngoài xe ô tô bị che khuất, không nằm trong tầm nhìn của tài xế. Cách nói điểm mù thì có vẻ chưa rõ nghĩa lắm, vì đó không phải là một điểm mà là một vùng. Có lẽ phải là vùng mù hay vùng điểm mù có vẽ sẽ hợp lý hơn. Nhiều khả năng, mọi người quen dùng với thuật ngữ điểm mù của mắt, nên cứ dùng cho tiện.
Vị trí điểm mù đáng chú ý khi điều khiển ô tô
Đây là những vùng mà người lái xe không thể nhìn thấy từ ghế lái xe mà họ ngồi, kể cả có quan sát qua gương chiếu hậu, có rất nhiều lý do làm giảm tầm nhìn người lái (tăng vùng mù) như thiết kế của xe (ghế cao, kính nhỏ…) hay thậm chí cả chiều cao tài xế!
Phải nói thêm rằng, trong các loại phương tiện giao thông trên bộ thì xe tải lớn như container là có vùng mù lớn nhất (thường được gọi là No-Zone), tùy thuộc mỗi loại xe và kích cỡ của nó mà mỗi loại sẽ có vùng No-Zone khác nhau. Các xe ô tô không mui hai chỗ ngồi nhỏ (roadster) hay xe hatchback là có vùng mù nhỏ nhất. Còn các loại xe bán tải (pickup truck) lại có vùng mù dài nhất.
Thông thường, vùng mù này sẽ bao gồm 4 khu vực (trước, sau và hai bên xe ô tô), nếu là phía trước vùng No-Zone sẽ kéo dài 6m đến 7,6m, còn phía sau có thể lên tới 61m (tương đương hơn 15 chiều dài thân xe sedan), còn hai bên lại càng mở rộng hơn (tới tận mép đường). Đó chính là lý do mà bạn nên tránh việc đi gần các xe container lớn vì sẽ vô cùng nguy hiểm nếu tài xế xe container không thể nhận thấy sự có mặt của bạn.
Điểm mù do cột A che khuất tầm nhìn
Cấu trúc của xe có hệ thống các cột đỡ chia thành từng cặp, được gọi là cột A, B, C, D bố trí từ trước ra sau tạo kết cấu vững chắc cho thân xe. Tùy dòng xe mà số lượng cột có thể khác nhau. Nhưng chính những cột đỡ này lại tạo các điểm mù gây khuất tầm nhìn của người lái.
Ở vị trí tài xế, nếu quay đầu nhìn 4 phía bằng mắt (không nhìn gương) thì những điểm mù không thấy do các cột gây ra như hình tiếp phía dưới. Trong đó vùng màu trắng là vùng điểm mù.
Tuy vậy, nhờ trên xe có trang bị gương chiếu hậu, nên gần như loại trừ được ảnh hưởng của các cột B, C, D. Nhưng vẫn còn cột A nằm ngay 2 bên kính chắn gió phía trước. Cột A cản trở đáng kể góc nhìn của người cầm lái, và tạo điểm mù khá lớn ở hai góc chéo phía trước xe.
Các nhà sản xuất cũng tìm cách phát triển công nghệ để loại trừ, hoặc giảm thiểu điểm mù do cột A gây ra. Các xe vẫn có cột A, thậm chí với mẫu xe theo kiểu dáng thể thao còn có cột A lớn hơn bình thường. Có lẽ đây sẽ là vấn đề cần giải quyết của công nghệ xe ô tô trong tương lai.
Điểm mù gương chiếu hậu không bao quát hết
Điểm mù này nằm ở vùng phản chiếu của hai gương chiếu hậu hai bên hông xe. Điểm mù này khiến nhiều người quan sát không rõ ràng và nghĩ rằng khoảng đường phía bên trái hay phải đang trống và tiến hành cho xe chuyển làn đường. Điều này vô cùng nguy hiểm vì đa số các vụ tai nạn từ đây mà ra, đặc biệt khi xe đang di chuyển với tốc độ cao.
Vì vậy, khi điều khiển xe tài xế mà muốn chuyển làn, sang đường, quay đầu… thì nên điều khiển xe ở tốc độ chậm và quan sát kỹ hai bên hoặc thậm chí ngoài đầu lại nhìn (dưới 3s) để có tầm quan sát tốt nhất. Hoặc có thể lắp một gương cầu nhỏ ở góc trái của gương chiếu hậu để tăng khả năng quan sát.
Điểm mù trước đầu xe ô tô
Điểm mù phía trước thường có ở những chiếc xe thiết kế gầm cao như SUV, xe bán tải, xe tải… Mặc dù xe gầm cao mang lại tầm nhìn phía trước tốt nhưng ca-pô cao cũng làm gia tăng phạm vi điểm mù phía mũi xe. Những điểm mù dạng này thường gây nguy hiểm khi xe di chuyển chậm ở khu dân cư có trẻ em.
Những điểm mù dạng này thường gây nguy hiểm khi điều khiển xe chậm, ở khu dân cư có trẻ em. Vì vậy, người lái cần quan sát vùng an toàn trước khi chuyển hướng hay di chuyển xe. Với người chuyển từ xe sedan sang SUV cũng cần tập thay đổi cảm nhận điểm mù giữa 2 loại xe này.
Đặc biệt, ở những góc cua tay áo nếu không có gương cầu cảnh báo bên đường, các tài xế nên bấm còi để phát tín hiệu cảnh báo mỗi khi vào cua.
Điểm mù phía sau xe ô tô
Điểm mù này chính là khoảng không gian ở phía cửa sau không thể quan sát bằng mắt thường cũng như qua gương hậu. Đây là khoảng mù lớn nhất khi ngồi vào vị trí lái xe, điểm mù này ngay sau xe và kéo dài đến vài mét. Đây cũng là nguyên nhân của nhiều tai nạn lùi xe phải trẻ em hoặc va vào cột, đá tảng…
Cách tốt nhất để đảm bảo an toàn trong mọi trường hợp là trang bị camera lùi hoặc cảm biến lùi. Còn nếu không được trang bị, người lái cần kiểm tra kỹ lưỡng phạm vi an toàn trước khi lùi xe, đặc biệt ở khu vực có dân cư hay có trẻ em.
Những điểm mù khác
Ngoài các loại điểm mù phổ biến nêu trên, các bạn sẽ thấy còn những vùng không gian khác mà ta cũng không nhìn thấy từ vị trí ghế lái, trong số dưới đây, thực ra một số điểm mù không gây nguy hiểm nhiều lắm, các bạn chỉ cần chú ý thêm vì sự an toàn cho mình và mọi người xung quanh
Cách khắc phục điểm mù hợp lý
Các yếu tố cơ bản đề cấu thành nên điểm mù trên xe hơi là đặc điểm thiết kế của xe và tầm vóc, tư thế ngồi của người lái. Phần lớn nguyên nhân của điểm mù chính là do thiết kế cấu trúc của xe. Về cơ bản, khung vỏ xe được chia làm 3 cột là A, B và C (có thể còn cột D đối với những chiếc wagon). 3 cột chính này sẽ chống đõ cho mui xe và hình thành nên một bộ vỏ vững chắc cho xe.
Tuy nhiên, cũng do sự xuất hiện của những cột này đã tạo nên điểm mù làm cản trở tầm nhìn của người điều khiển. Tùy thuộc vào mỗi dòng xe mà điểm mù cũng xuất hiện ở những góc độ và khoảng cách khác nhau.
Việc điều chỉnh gương chiếu hậu không phù hợp cũng là 1 trong những nguyên nhân tạo ra điểm mù. Nếu giả sử bạn đang ngồi trong buồng lái và trước mặt là hướng 12 giờ thì thông thường, vị trí điểm mù thường ở hướng 4 giờ và 8 giờ. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh gương chiếu hậu để tối thiểu hóa điểm mù trong tình huống này. Một số tài xế thường có thói quen điều chỉnh gương hơi hướng vào bên trong để có thể quan sát được thân xe và thậm chí là hành khách đằng sau. Điều này đã khiến tầm nhìn phía sau của gương hậu bị giảm đi. Ngoài ra, cách điều chỉnh này lại trùng với vùng nhìn của gương hậu trung tâm trong xe.
Khắc phục điểm mù 2 bên hông xe (không quan sát được qua gương chiếu hậu)
Đầu tiên là những biện pháp điều chỉnh hệ thống gương, bạn chỉnh gương chiếu hậu trong xe một cách bình thường. Sau đó, bắt đầu nghiêng đầu cho tới khi chạm vào cửa sổ bên tài. Ngay từ vị trí này, bạn chỉnh gương trái sao cho có thể quan sát được góc đuôi xe.
Do đó, nếu có một chiếc xe tiến lên lên trước từ phía sau, đầu tiên bạn sẽ quan sát được từ gương chiếu hậu trong xe. Khi chiếc xe có ý định vượt và xi nhan, bạn nên đợi đến khi chiếc xe thoát khỏi kính chiếu hậu thì chắc chắn nó đã từng trong tầm quan sát gương trái. Dù trong bất cứ tình huống nào, bạn cũng có thể quan sát được diễn biến trên đường khi tham gia giao thông.
Trên thực tế rất nhiều người điều khiển chỉ chỉnh gương chiếu hậu nhằm quan sát hành khách trên xe, chính việc đó khiến cho tầm nhìn giảm xuống, do chỉnh gương hậu không hợp lý nên họ phải mở rộng gương trái và phải đã tạo nên khoảng mù lớn ở phía thân xe.
Giải pháp khắc phục mà một số người khiển chọn là gắn một gương cầu nhỏ trên gương trái sẽ giúp tầm quan sát trở nên rộng hơn. Đừng bao giờ quay đầu lại nhìn trực tiếp mà hãy thông qua hệ thống gương, cho đến khi nào bạn chắc chắn chiếc xe đã ở bên trái của mình. Nếu cần, bạn cũng có thể làm với gương phải.
Khắc phục điểm mù phía trước xe (do cột A gây ra)
Khắc phục những điểm mù khác nằm ở gầm, nóc, sát mũi hoặc đuôi xe:
Cách loại trừ đơn giản và an toàn nhất là các bạn chịu khó ra khỏi xe để kiểm tra bằng mắt thường. Chẳng hạn: xem có tảng đá nào nằm ngay trước mũi, hoặc ngay đuôi xe mà vô tình không để ý hay không. Khi chắc chắn không có rủi ro nào, mới cho xe chuyển bánh.
Hệ thống giám sát và cảnh báo điểm mù – Blind Spot Monitoring (BSM)
Đúng như tên gọi, hệ thống này có vai trò theo dõi các vị trí bị khuất tầm nhìn xung quanh xe và cảnh báo người lái khi phát hiện có phương tiện di chuyển bên trong các vùng này.
Hệ thống này là một hệ thống giám sát điểm mù chủ động, bao gồm các bộ phát sóng điện từ gắn trên gương chiếu hậu, quanh thân xe hoặc cản sau có nhiệm vụ phát ra sóng điện từ khi xe đang di chuyển. Ngoài ra, có thể có thêm camera được đặt trên hai gương chiếu hậu. Khi một chiếc xe phía sau hoặc bên hông tiến quá sát đến chiếc xe của bạn thì bộ phát sóng điện từ sẽ nhận ra và gửi tín hiệu về bộ điều khiển. Hệ thống sẽ cảnh báo bạn bằng cách phát âm thanh, rung vô lăng và hình ảnh sẽ hiện thị lên màn hình trung tâm cho dễ quan sát, thậm chí có nhiều dòng xe sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý tình huống.
Hệ thống cảnh bảo điểm mù chủ động có thật sự đáng tiền không?
Với hệ thống cảnh báo điểm mù chủ động này, liệu chúng có đáng tiền không? Suy cho cùng, hầu hết nhà sản xuất đều cung cấp hệ thống này như một tùy chọn thêm khi mua xe. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải tự mình quyết định xem có nên chi thêm cho hệ thống này hay không?
Điều này cũng còn tùy vào 1 số yếu tố