Ô tô bị mất phanh : Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả
Trong quá trình di chuyển trên đường, xe bị mất phanh là một trong những trường hợp cực kỳ nguy hiểm, có thể gây tổn thương hoặc thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng của tài xế.
Để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra, bạn nên tìm hiểu kỹ về nguyên nhân cũng như những biện pháp xử lý hiệu quả. Sau đây là 4 nguyên nhân thường gây ra tình trạng mất phanh khi lái xe.
1. Dầu phanh bị mất áp suất
Phanh xe ô tô hoạt động được là do áp suất thủy lực bên trong hệ thống phanh, chính vì thế nếu dầu phanh bị rò rỉ ra bên ngoài thì áp lực để cho phanh hoạt động sẽ không đủ, vì vậy mà phanh sẽ không hoạt động hoặc không đủ để giảm tốc trong khi xe đang ở giải tốc độ cao. Trong trường hợp này, đèn báo lỗi phanh sẽ được bật sáng khi có hiện tượng rò rỉ dầu phanh, đây cũng là cách xe thông báo cho tài xế biết hệ thống phanh đang gặp vấn đề.
Do vậy, khi thấy đèn cảnh báo sáng lên thì người lái xe nên giảm tốc ngay, nếu đang đi trên đường có thể nhờ đội cứu hộ mang xe đến trạm bảo dưỡng để khắc phục sự cố kịp thời, tránh những rủi ro trong quá trình di chuyển do phanh không hoạt động hoặc không đủ áp lực khi xe di chuyển nhanh, rất dễ gây ra những sự cố đáng tiếc.
Để đảm bảo an toàn, khi có dấu hiệu rò rỉ dầu phanh, tài xế nên kiểm tra lại bình chứa dầu để xác định liệu dầu có bị hao hụt nhiều hay không, nếu lượng dầu còn lại ở mức thấp so với quy định thì hẳn là xe đã bị rò rỉ dầu. Khi đó, tài xế nên mang xe đến Gara uy tín để kiểm tra nguyên nhân và khắc phục sự cố.
Việc rò rỉ dầu phanh cũng có thể do nhiều nguyên nhân, một trong số những những nguyên nhân chính là do bộ phận phớt cao su bị bịt kín hoặc do đường ống phanh bị ăn mòn. Do đường ống phanh được làm hoàn toàn từ đồng nên sau thời gian dài thì nhiều khả năng nó đã bị ăn mòn và khiến dầu bị rò rỉ ra ngoài.
2. Không khí lọt vào hệ thống phanh
Việc không khí lọt vào và tồn đọng bên trong hệ thống phanh cũng rất dễ khiến cho hệ thống phanh bị mất tác dụng, hoặc phanh bị yếu đi và không thể hoạt động ổn định như bình thường. Trong trường hợp này, lái xe cần tiến hành xả gió hệ thống phanh ngay lập tức để loại bỏ lượng không khí đang tồn đọng. Bên cạnh đó, piston bên trong hệ thống phanh bị lệch hoặc gặp sự cố cũng có thể gây nên tình trạng này, trong trường hợp này tài xế nên mang xe đến các trạm bảo dưỡng để kiểm tra và khắc phục.
3. Hệ thống chống bó cứng phanh ABS gặp vấn đề
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS là hệ thống quan trọng giúp đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành của xe, hiện nay các dòng xe hơi mới thường được trang bị hệ thống này để giảm thiểu tình trạng phanh quá gấp dẫn đến việc những người ngồi trong xe dễ gặp nguy hiểm.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì bộ điều khiển của hệ thống có thể bị lỗi, nguyên nhân có thể do chất bẩn, cặn bã bên trong dầu phanh có thể bám vào bộ điều khiển, ngăn cản quá trình van nạp, xả thực thi thao tác đóng mở và khiển cho ô tô bị mất phanh. Chính vì thế khi kiểm tra hệ thống phanh thì tài xế cũng nên kiểm tra cả hệ thống chống bó cứng phanh để kịp thời phát hiện và khắc phục vấn đề.
5. Mất phanh do tài xế
Không thiếu những trường hợp xe bị mất phanh do người điều khiển xe không có kinh nghiệm hoặc thói quen lái xe không đúng trong khoảng thời gian dài. Ví dụ việc liên tục đạp phanh với một khoảng thời gian dài, đặc biệt là ở giải tốc độ cao sẽ rất dễ tạo ra ma sát mạnh và làm cháy bố phanh, khiến phanh bị mất hoặc yếu, kém hiệu quả.
Chính vì thế khi lái xe, tài xế nên lưu ý tránh rà phanh liên tục trong một khoảng thời gian dài, nếu cần giảm tốc hãy gài xe và về số từ từ để xe đi chậm lại một cách an toàn, thời gian này cũng giúp phanh nguội lại và có thể sử dụng tiếp mà không gặp vấn đề gì.
Nên xử lý thế nào khi bị mất phanh ?
Ô tô bị mất phanh thường khiến tài xế hoảng loạn vì đây là một tình huống rất khó xử lý. Đặc biệt là ở giải tốc độ cao, nếu có vật cản ngay phía trước hoặc có ổ gà bất ngờ thì sẽ khiến cho tài xế dễ dàng mất bình tĩnh và không thể xử lý tỉnh táo, xe sẽ lao về phía trước cùng với tay lái rất nhẹ sẽ khó tránh khỏi va chạm xảy ra.
Khi bị mất phanh, trước hết tài xế cần giữ bình tĩnh, ngay sau đó hãy nhả chân ga ra và tiếp đó hãy nhồi bàn đạp phanh liên tục. Trong 3 đến 4 giây kế tiếp, người điều khiển phải cố gắng giảm tốc độ của xe bằng phanh động cơ đối với xe số sàn, còn với xe số tự động thì nên dùng phanh tay hoặc phanh đỗ xe.
Trong khoảng thời gian tiếp theo, hãy cố gắng tránh né các vật cản phía trước nhằm tránh va chạm cũng như gây ra ít thiệt hại nhất có thể, đồng thời cần liên tục bấm còi để báo hiệu cho các tài xế phía trước biết rằng bạn đang gặp vấn đề để họ có thể tránh qua và nhường đường cho bạn trong khi xe chưa kịp giảm tốc độ.