Nguyên nhân nhầm chân ga với chân phanh
Lỗi đạp nhầm chân ga khi phanh không phải là hiếm gặp với người mới tập lái xe ô tô, khi đang làm quen với xe mới, đặc biệt là xe số tự động (AT). Lỗi này có thể gây ra những sự cố nghiêm trọng khi đang lưu thông trên đường.
Trong vụ tai nạn xe bán tải lao qua dải phân cách, tông vào hàng loạt xe máy làm 2 người chết, theo thông tin ban đầu tài xế thừa nhận đạp nhầm chân ga thay vì chân phanh. Tại sao có thể xảy ra lỗi này?
Nguyên nhân đạp nhầm chân ga
Tâm lý thiếu vững vàng: Lỗi này thường gặp ở những người mới bắt đầu học lái ô tô hoặc lái chưa thạo dẫn đến chưa làm quen được với việc nhấn đúng phần phanh hay chân ga của ô tô, đặc biệt là khi gặp phải tình huống cần phanh khẩn cấp, do chưa quen nên họ dễ rơi vào tình trạng hoảng hốt nên việc nhấn nhầm chân rất dễ xảy ra. Có khi đã phát hiện là nhấn nhầm chân ga rồi thì theo quán tính họ lại còn nhấn mạnh thêm và điều này đương nhiên rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn cao. Có thể nói tâm lý không vững vàng, bốc đồng + lơ đãng khi xảy ra tình huống bất ngờ là nguyên nhân chính dẫn tới nhầm lẫn tai hại trên.
Tư thế ngồi khi lái xe chưa đúng: Nguyên nhân thứ 2 có thể kể đến là người điều khiển ô tô chưa “chuẩn”, nhất là với những người lái xe số tự động thì càng dễ dẫn đến khả năng nhấn nhầm vào chân ga. Nguyên nhân này có thể là tư thế ngồi sai, lấy chân phải giữ ga, chân trái đạp phanh. Tư thế này không chỉ khiến cơ thể tài xế bị mệt mỏi, không thoải mái mà lâu dài sẽ dẫn đến những biến chứng về cơ, xương. Hơn nữa, trong tư thế này tài xế sẽ không đủ lực phanh cần thiết, thậm chí dễ bị nhầm lẫn trong những tình huống bất ngờ.
Quên chưa gạt cần số, vẫn ở chế độ D: Đây chính là nguyên nhân phổ biến xuất phát từ thói quen vẫn ở để ở chế độ cài số D và giữ chân phanh khi dừng ô tô tạm thời. Trong lúc dừng, nếu người điều khiển ô tô xê dịch vị trí ngồi hoặc rời chân phanh sẽ là rất nguy hiểm nhất là khi có tình huống bất ngờ cần xử lý thì tài xế sẽ dễ bị động và nhầm lẫn.
Nguyên tắc khắc phục để không đạp nhầm chân ga khi phanh
Dừng xe, về số N hoặc P: Trong trường hợp chỉ tạm dừng xe (chờ đèn đỏ, hỏi đường) thì chuyển về N và kéo phanh tay. Việc kéo phanh tay không bao giờ thừa thãi vì nó giúp chân bạn thư giãn, chỉ cần đặt hờ lên phanh trong thời gian ngắn và đảm bảo xe không bị trôi trên địa hình dốc nhẹ. Khi dừng xe lâu, ở vị trí an toàn thì tài xế nên chuyển về số P và kéo phanh tay.
Sở dĩ nên tuân theo nguyên tắc này vì nếu để nguyên số ở vị trí D, chỉ cần người lái bị giật mình bởi tiếng động lạ, bị tác động bởi sự cố bất thường là có nguy cơ đạp ngay sang chân phân dẫn đến xe mất kiểm soát và dễ gây ra tai nạn liên hoàn.
Gót chân không rời sàn: Tài xế cần nắm vững nguyên tắc gót chân không rời sàn xe, chỉ sử dụng chân phải để điều khiển ga và phanh. Lúc này, gót chân để ở vị trí thẳng hàng với bàn đạp phanh và chỉ sử dụng phần ức bàn chân qua lại giữa hai chức năng này. Việc giữ vững gót bàn chân dưới sàn giúp vị trí của chân luôn đúng, tránh tình trạng đặt nhầm và đặc biệt là có thể dễ dàng điều chỉnh lực ga hay lực phanh.
Phải xem gót chân như là trụ xoay để từ đó xoay bàn chân từ ga qua phanh hoặc từ phanh qua ga một cách nhanh chóng, chính xác. Phải luôn tâm niệm gót chân của người lái xe như là gót chân của Achilles vậy. Có nghĩa là nếu nhấc gót chân lên để chuyển bàn đạp thì mình có nguy cơ bị tổn thương và có khả năng trở thành tội phạm khi làm nguy hại đến người khác.
“Rời chân ga – rà chân phanh”: Khi đã giữ vững gót chân xuống sàn đồng nghĩa với việc tài xế đã luôn có một vị trí chuẩn để thao tác theo thói quen. Tuy nhiên, tư thế này vẫn có thể bị nhầm lẫn với lái mới dù gót chân đã để thẳng hàng với bàn đạp phanh. Để hạn chế tối đa nhầm lẫn thì một thói quen tốt là rất quan trọng.
Thói quen tốt ở đây chính là “rời chân ga – rà chân phanh”. Hành động này nên được tập thành thói quen ngay cả khi không có tình huống nguy hiểm vì nó giúp tài xế luôn trong tình trạng sẵn sàng phanh, thay vì nhấn ga.
Trong bất kỳ tình huống nào, thậm chí với cả xe số sàn (MT) thì hành động này đều có tác dụng, khi đã hình thành được thói quen đồng nghĩa với việc rủi ro đạp nhầm chân ga đã được giảm xuống mức thấp nhất.
Đi giày nhẹ, đế mỏng: Giày dép có thể ảnh hưởng đến khả năng điều khiển xe. Đi chân trần có thể khiến bạn đau chân khi lái xe lâu dài. Dép trơn khiến bạn bàn chân có thể bị tuột ra khỏi dép, nhất là đối với những người bàn chân bị đổ mồ hôi. Giày bốt có cổ dài và cứng làm hạn chế cử động cổ chân. Giày cao gót mặt tiếp xúc bé, có thể trượt chân ra khỏi bàn đạp. Nên đi giày nhẹ đế mỏng hay dép có quay hậu (săng dan) khi điều khiển xe. Nếu bạn có thói quen đi bốt hay giày cao gót, Hãy để sẵn trong xe một đôi giày đế mỏng để mang khi lái xe.
Tập thành thói quen: Điều chỉnh ghế ngồi, gương chiếu hậu và bàn đạp (nếu có thể) trước khi bạn bắt đầu khởi động xe. Nếu bạn lái một chiếc xe lạ, hãy bảo đảm rằng ban đã làm quen với vị trí và cảm giác của chân ga và chân phanh.
Thao tác đúng với cần số: Với nguyên tắc này, việc tập thành thói quen là rất quan trọng. Nó giúp tài xế an toàn hơn và tránh những va chạm đáng tiếc liên quan đến nhầm lẫn chân ga và phanh. Để đảm bảo phanh tay hoạt động bền bỉ, việc đưa cần số về nấc D và thả phanh tay cũng nên được “rèn” thành thói quen để tránh trường hợp phanh bị “mòn”.
Dừng, đỗ đúng cách: Đối với tình huống dừng, đỗ xe thì thao tác tay lại quan trọng không kém với thao tác chân trong việc hạn chế lỗi đạp nhầm chân ga. Trong trường hợp chỉ tạm dừng xe (chờ đèn đỏ, hỏi đường) thì chuyển về N và kéo phanh tay. Việc kéo phanh tay không bao giờ thừa vì nó giúp chân bạn thư giãn, chỉ cần đặt hờ lên phanh trong thời gian ngắn và đảm bảo xe không bị trôi trên địa hình dốc nhẹ.
Khi dừng xe lâu, ở vị trí an toàn thì tài xế nên cài số P và kéo phanh tay. Ngoài ra, giữ thói quen vần vô lăng đánh lái vào lề đường khi đỗ xe trên những địa hình dốc cũng rất quan trọng để tránh việc xe lao ra đường hoặc trôi quá xa trong trường hợp bị tuột dốc.