Số L, D1, D2, D3 trong xe số tự động sử dụng như thế nào?
Việc phát minh ra hộp số tự động nhằm hỗ trợ người điều khiển tập trung hơn vào việc lái xe mà không cần phải bận tâm việc thao tác trên cần số. Hộp số tự động giúp người điều khiển có thể lái xe bằng cả hai tay hay có thể thư giãn tay phải (và chân trái). Với ưu điểm trên, xe số tự động là ưu tiên số một khi phụ nữ chọn mua xe ô tô.
Khi tiếp cận xe mới, bạn được khuyến cáo dành một thời gian nhất định để làm quen với cần số cùng và các ký tự được sắp xếp trên đó, không được chủ quan vì mỗi nhà sản xuất sẽ có thể bố trí các vị trí số quanh cần khác nhau. Nếu không chưa quen và nắm rõ vị trí, bạn rất có thể sẽ gặp rủi ro khi xử lý các thao tác với cần số.
Bên cạnh đó, chế độ P – R – N – D là chế độ cơ bản mà bất kỳ xe số tự động nào cũng có.
Ngoài ra, ở một số dòng xe ô tô cao cấp, bộ cần số còn được tích hợp thêm một vài chức năng:
Lưu ý
Hộp số tự động AT chuyển số khi xe tăng hoặc giảm tốc độ và khi mô-men xoắn đạt đến số vòng tua nhất định. Tuy nhiên, nếu muốn xe chuyển xuống số thấp hơn, trước tiên bạn phải giảm bớt ga. Sau đó, thực hiện chuyển số và duy trì tốc độ ở mức mong muốn. Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm nhưng bạn nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng số này vì nếu dùng sai sẽ làm hỏng hộp số.
Số L là gì?
Ký tự L (Low) hay còn được ký hiệu S/D1, D2, D3: Dùng để chỉ số thấp của hộp số tự động, dùng trong các trường hợp xe leo dốc, tải nặng, xuống dốc. Trong đó L (Low) được hiểu là cấp số thấp tương ứng số 1, việc chuyển đổi giữa các cấp số này được thực hiện bằng cần số. Ở vị trí số L, động cơ sẽ cho ra momen xoắn nhiều hơn, khi gài số L thì tốc độ của xe giảm xuống để tận dụng tối đa momen xoắn do động cơ sinh ra.
Số D1, D2, D3 là gì?
Ở chế độ D, có thể có vị trí bánh răng D2, D3 và D4. Trong hầu hết các xe, vị trí D3 có nghĩa là chuyển động về phía trước nhưng giới hạn ở số 3 là cao nhất. D3 là cái tên quen thuộc nhất trên mẫu xe Honda Civic. Các xe ô tô khác có cũng có chung một thiết bị nhưng có tên khác nhau.
D1, D2, D3 trên xe ô tô số tự động giống như số 1, 2, 3 trên xe số sàn. Trong xe số tự động, D3 là một số thấp cho phép động cơ quay với tốc độ cao hơn để tạo ra áp suất ngược nhiều hơn so với các số cao.
Hiện tại, D3 dùng để tăng tốc (tương tự như O/D) trong hầu hết các phương tiện – dùng để tiết kiệm xăng. Khi lái xe ở chế độ này, bạn có thể tiết kiệm ít nhất 15% xăng. Tóm lại, D3 dùng 3 bánh răng đầu tiên trong hộp số tự động hoặc giới hạn chúng ở bánh răng thứ 3. Chúng sẽ chuyển lên số cao hơn khi xe đạt RPM cao nhất. Số D3 cũng thực hiện tốt vai trò tối đa hóa phạm vi RPM cho xe khi giới hạn công suất và lực kéo cần thiết.
Vậy khi nào sử dụng các số L, D1, D2, D3?
Một số xe sẽ có một số chế độ hỗ trợ như L, D1, D2, D3 hoặc số 1, 2, 3 là các chế độ lái dành cho đường đèo dốc, đường xấu. Các số D1, 2, 3 khi chạy ở bất kỳ đâu nếu không phải là đường đèo, dốc dài, thì bạn chỉ cần dùng D thôi, không cần quan tâm đến D1, D2, D3 làm gì cho đỡ phiền phức.
Khi lên dốc
Khi chạy lên dốc, bạn cứ đi bình thường, nghĩa là chỉ chuyển cần số D, không quan tâm đến D1, 2, 3, và cứ đạp ga cho xe lên dốc. Khi trọng lực tạo ra sức cản khi lên dốc, động cơ phải hoạt động nhiều hơn. Trường hợp này giống như khi xe đang kéo tải nặng, hãy sử dụng số L, D1, 2, 3 để giúp động cơ hoạt động dễ dàng hơn.
Xuống dốc
Sử dụng phanh để hãm xe trong khi xuống dốc có thể làm phanh nóng quá mức và dẫn đến mất phanh. Bạn có thể sử dụng số L, D1, 2, 3 để tận dụng lực hãm của động cơ, giúp giảm áp lực lên hệ thống phanh. Nếu bạn cảm thấy không cần nhá phanh mà xe chạy tốc độ bình thường, nghĩa là bạn chọn số D1, D2 hoặc D3 là hợp lý. Cứ thế, bạn để hờ chân lên chân phanh, xe xuống dốc mà bạn vẫn đang kiểm soát đc tốc độ.
Tăng sức kéo
Khi đang kéo một rơ-mooc hoặc kéo một phương tiện khác, bạn phải kiểm soát tốc độ thật cẩn thận. Nhưng việc sử dụng phanh thường xuyên là không tốt và có thể làm hỏng hệ thống phanh. Sử dụng các cấp số L, D1, 2, 3 khác nhau, làm như vậy sẽ giữ cho momen xoắn ổn định và không tạo sức ép lên động cơ.
Nguy cơ tai nạn với xe số tự động cao hơn xe số sàn
Lái xe số tự động mang đến nhiều ưu điểm khi cầm lái, các vị trí chân trái và tay phải của bạn cũng rảnh rang hơn. Dù vậy, xe số tự động cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn hơn xe số sàn do bạn chưa hiểu hết tính năng. Để điều khiển dòng xe này cho hợp lý và an toàn bạn cần lưu ý một số điều sau:
Khi khởi động xe số tự động bạn cần lưu ý những điểm sau:
Một vài dòng xe không bắt buộc phải đạp phanh chân khi khởi động hay có thể để cần số ở vị trí N khi khởi động nhưng bạn nên tập và thường xuyên thao tác số P – Đạp phanh – khởi động như một thói quen để đảm bảo tính an toàn.
Học cách điều chỉnh chân ga
Với số sàn hay tự động, điều khiển tốt chân ga là quan trọng bậc nhất. Nhưng có sự khác biệt giữa hai loại này. Ở số sàn, khi nhả chân ga, xe có xu hướng chậm lại (ngoại trừ lúc xuống dốc). Đây là hiện tượng “hãm bằng động cơ”.
Trên số tự động, nhả chân ga trong một số tình huống còn làm tăng số. Điều này dẫn tới tình trạng mất kiểm soát vì bất ngờ. Vì vậy, cần tập luyện phản xạ ga thật nhuần nhuyễn trước khi lái xe ra đường.
Không lái xe số tự động bằng hai chân
Một vài người có khả năng và sở thích điều khiển xe số tự động bằng hai chân. Chân phải ga, chân trái phanh. Các chuyên gia khuyên tuyệt đối không đi bằng cách này. Với số tự động, chỉ dùng chân phải để kiểm soát ga và phanh là đủ, để đảm bảo không đạp cả hai cùng một lúc.
Vào nhầm số
Một số trường hợp các xe được trang bị hệ thống chuyển vị trí các số P, R, N và D thẳng hàng như Kia Morning, Honda Civic (đời cũ), Honda CR-R (đời cũ),.. nên bạn nên tập làm quen với cần số tự động của mẫu xe đó trước khi cầm lái, bạn cần chú ý khi cho xe chuyển động để khi di chuyển cần số từ số P xuống số R, N và D hợp lý tránh tình trạng vào số nhầm.
Tuy nhiên, mọi cần số đều tuân theo một sắp xếp chung theo thứ tự P – R – N – D – M (dành cho sang số bán tự động) và các bước số 1 2 3 (dành cho việc đi đường đèo núi, khởi hành ngang dốc)
Đạp phanh khi chuyển chế độ số
Đa số người dùng ít quan tâm đến số L, D1, D2, D3 do chưa hiểu rõ chức năng của các cấp số này hoặc chưa gặp phải tình huống cần dùng đến. Trong mọi trường hợp chuyển sang các chế độ khác nhau (D, N, R, P hay D1(L), D2 (S), D3), bạn cần đạp phanh để đảm bảo an toàn.
Lên và xuống dốc với số tự động
Thông thường với xe ô tô số sàn, bạn lên dốc số nào thì xuống với số đó. Hầu hết số tự động đều có chế độ số tay (bán tự động M hoặc dấu + (tăng số) và – (giảm số)). Bạn có thể chủ động chọn số cho phù hợp với điều kiện thực tế, như tốc độ, tải trọng, điều kiện đường,.. Chẳng hạn khi chọn số 3, xe sẽ lên cao nhất là số 3. Giảm tốc, xe tự động về số 1 hoặc 2.
Nếu không có cơ chế bán tự động, hộp số có các ký hiệu như D1 (hoặc L, chỉ số 1), D2 (hoặc S, chỉ số 2) hay D3. Nếu đặt ở D3, số cao nhất sẽ là 3. Giảm tốc, xe về số 1 hoặc 2. Điều kiện địa hình càng khó thì bạn có thể chuyển về D2 hoặc D1.
Để số nào khi dừng đèn đỏ?
Theo các chuyên gia, bạn nên về Mo (N) và kéo phanh tay. Điều này liên quan tới tình huống xấu là có xe đâm từ phía sau. Nếu không chuyển mà giữ nguyên ở số tiến D và phanh, chân bạn không đủ khỏe để hãm. Trong tình huống đó, xe sẽ vọt lên phía trước, rất nguy hiểm. Ngoài ra, dùng phanh chân còn làm lóa mắt xe sau do đèn phanh sáng, đặc biệt vào thời điểm thời tiết xấu, sương mù hay mưa.
Chuyển sang số đỗ P (Parking) cũng không nên vì có thể hỏng hộp số khi bị xe sau húc. An toàn nhất là chuyển về N và kéo phanh tay. Khi đó, xe không bị lao về phía trước, hộp số cũng không bị hỏng.
Tuy nhiên, đây chỉ là tình huống an toàn nhất. Còn tùy thuộc vào điều kiện thực tế để bạn ra quyết định chuyển về chế độ nào cho thuận tiện. Chẳng hạn với thời gian chờ ít, phía sau không có xe thì chỉ cần giữ phanh chân là đủ.
Linh động, tỉnh táo là điều quan trọng khi cầm lái. Bởi chỉ có thế, bạn mới đối phó được các tình huống xảy ra trên đường.
Xe mất thắng
Với xe số tự động bị mất thắng bạn cần chú ý
Nếu trên đường thẳng có thể chuyển cần số về N để ngắt truyền động giúp tốc độ xe giảm từ từ
Nếu xe chạy trên đường dốc thì tuyệt đối không chuyển cần số về N vì không thể giảm tốc độ xe do xe chạy theo quán tính, hãy tìm cách giảm tốc độ xe bằng động cơ (chuyển về số 1-2-3), cho xe áp sát vào vách núi, đường lánh nạn để dừng xe.
Xe kẹt ga
Trong trường hợp xe bị kẹt chân ga, bạn có thể điều khiển xe như sau để đảm bảo an toàn
Hi vọng với những thông tin chia sẻ trên, bạn đã hoàn toàn làm chủ được chiếc xe của mình. Chúc bạn luôn gặp nhiều may mắn, an toàn khi tham gia giao thông.